Khi cuộc sống hôn nhân không mang lại hạnh phúc thường xuyên xảy ra mâu thuẫn không thể giải quyết thì chuyện ly hôn chỉ là sớm muộn. Tư vấn ly hôn cho thấy hệ lụy của vấn đề này thì ảnh hưởng tới rất nhiều người, nhu chính hai vợ chồng và những đứa con. Chính vì thế mà nhiều người cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định ly hôn, và họ muốn bì đắp một chút gì đó cho đứa con của mình bằng việc chia tài sản khi ly hôn cho con. Nhưng quyết định này không được tòa án chấp nhận bởi luật chia tài sản khi ly hôn đã được quy định rõ ràng.
Trước khi hai vợ chồng ly hôn, người bố đã làm giấy cho con gái mảnh đất mang tên chính người bố. Sau khi vợ chồng ly hôn, tòa phán xét mảnh đất mà người cha đã cho con gái đó là tài sản chung của vợ chồng chưa phân chia. Vậy trường hợp này có vấn đề pháp lý nào cần phải làm rõ? Mảnh đất là tài sản chung của hai vợ chồng hay của mình người bố? Việc đăng ký tài sản chung của vợ chồng thực hiện như thế nào? Phân chia tài sản sau ly hôn như thế nào?
Quyền sử dụng đất mà vợ/ chồng có được sau khi kết hôn được xem là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ /chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Việc đăng ký tài sản chung của vợ chồng được thực hiện như thế nào?
Tài sản chung của hai vợ chồng phải đăng ký bao gồm quyền sử dụng đất, các tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu.
Với khối tài sản chung của vợ chồng đã được đăng ký và ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để ghi tên của cả hai vợ chồng.
Với trường hợp tài sản chung được chia trong thời kỳ hôn nhân mà trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên cả vợ và chồng thì bên được nhận phần tài sản bằng hiện vật có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở văn bản thỏa thuận của vợ chồng hoặc quyết định của Tòa án về chia tài sản chung.
Luật chia tài sản khi ly hôn
Do đó, người bố có quyền chia tài sản cho con gái mảnh đất đó hay không thì cần phải xem xét:
1. Mảnh đất đứng tên cho con gái là tài sản mà người bố có được trước thời kỳ hôn nhân do được chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế hay nhận thế chấp hoặc quyền sử dụng đất mà anh được nhà nước giao, được cho thuê thì mảnh đất đó là tài sản riêng của người bố. Lúc đó người bố mới hoàn toàn có được quyền quyết định về chuyển giao quyền sở hữu cho con gái của mình.
2. Nếu đó là mảnh đất đó mà hai vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân, nếu xảy ra tranh chấp là tài sản riêng của người chồng thì người chồng cần phải chứng minh được tài sản đó là do người chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng của anh. Trường hợp người chồng không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng, thì tài sản đó được coi là tài sản chung của vợ chồng.
Đối với mảnh đất trên là tài sản chung của hai vợ chồng thì việc chia tài sản sau ly hôn được thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn theo đó, trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Việc phân chia tài sản của hai vợ chồng cần phải được tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, chính vì thế để không gặp phải khó khăn trong quá trình làm thủ tục ly hôn và phân chia tài sản khi ly hôn bạn nên tham khảo những thông tin trên.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét