Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Hoa hậu Phương Lan: Có phái lấy chồng tây là ham giàu?

Với khuôn mặt hồn hậu, trong cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2007, Ngô Phương Lan đã đăng quang ngôi vị Hoa hậu.
Sau 7 năm khi đăng quang, với công việc từ thiện và thầm lặng để đóng góp cho xã hội, cuộc sống không scandal ồn ào, Ngô Phương Lan là 1 trong nhiều hoa hậu được nhiều người yêu quý. Mặc dù vậy, với việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài, cô đang mắc phải tin đồn: Lấy chồng Tây vì ham giàu. Cô đã thẳng thắn tâm sự những suy nghĩ của mình về cuộc sống và tình yêu...

Cuối cùng thì mọi người đã hiểu, ai là người lọt vào “mắt xanh” của Hoa hậu Ngô Phương Lan, chuyện tình yêu của 2 người bắt đầu như thế nào?
Chúng tôi cùng tham gia làm ban giám khảo với chị Diễm Quỳnh trong chương trình “Tôi tài năng” do VTV6 phối hợp với Hội đồng Anh thực hiện. Thời gian làm chương trình rất dài và thời gian từ sáng sớm tới tối khuya trong 1 thời gian dài. Với lượng thời gian sau hậu trường lâu như thế, 3 thành viên ban giám khảo thường rủ nhau ra ngoài cùng ăn trưa và ăn tối. Kêt từ ấy, anh Loz và tôi đã kết bạn từ nhiều sở thích giống nhau, từ cuốn sách, tới chuyện cười và ẩm thực Việt...
Thật tình thì không đơn giản như vậy, có rất nhiều việc khiến con đường chúng tôi đi tới kết hôn... không đơn giản chút nào. Mặc dù vậy, mọi việc đã qua rồi, tôi nghĩ việc dễ dàng và rõ ràng nhất đó là quyết định của 2 chúng tôi để đi tới kết hôn. Việc thuyết phục nhiều người thân và bạn bè là 1 thách thức, cũng như các yếu tố về văn hóa, mặc dù tôi sống ở nước ngoài từ bé và chồng tôi cũng đã có rất nhiều năm sống ở Việt Nam.
Nhiều bạn đọc nhận định rằng, phụ nữ Việt lấy chồng Tây là thể hiện xu hướng sính ngoại, thậm chí là... ham giàu, Lan nghĩ thế nào về điều này?
Lan nghĩ rằng, việc lấy chồng Tây không đủ để nói lên là phụ nữ đó có sính ngoại hay ham giàu không. Vì vấn đề này ,mình thấy cũng không quan trọng lắm  bằng việc cả 2 vợ chồng sau khi lấy nhau cần phải có sự ăn ý, thông cảm và đồng điệu với nhau, để vun vén cho hạnh phúc tổ ấm gia đình của mình. Bản thân Lan là 1 người từng có thời gian dài sống tại nước ngoài và được tiếp xúc với nền văn hóa này từ nhỏ, nên có lẽ vì vậy mà Lan cũng không cảm nhận được khái niệm kiểu thực dụng như nhiều người vẫn nghĩ này.

Lan chỉ nghĩ là mình luôn phải hết lòng chân thành với người mình yêu và cả 2 cùng nhau sống thật tốt, đóng góp những gì có ích cho xã hội là được rồi, còn vấn đề chồng tây hay chồng ta không quan trọng lắm. Đừng nghĩ, lấy chồng Tây là ham giàu là sính ngoại.
Việc chị lấy 1 người nước ngoài khiến ít nhiều người  ác ý nói rằng: “Chị chê đàn ông Việt Nam?”.
Nói thật lòng là Lan cảm nhận chuyện hôn nhân của mình giống như duyên số mà thôi. Nhờ duyên phận mà Lan và chồng được gặp nhau, thấy hợp nhau thì nên vợ nên chồng, chứ Lan thấy đàn ông Việt Nam cũng rất tuyệt vời. Lan nghĩ vấn đề quốc tịch không có trong “lộ trình” lựa chọn 1 nửa thứ 2 của cuộc đời mình. Anh Loz đã sống ở Việt Nam gần 11 năm rồi. Anh ấy yêu mến văn hóa và con người Việt, đã từng làm việc ở rất nhiều nơi và nói tiếng Việt tương đối chuẩn nên hầu như không có vấn đề gì lớn khi hội nhập với gia đình 2 bên nội, ngoại.
Tôi thấy nhiều người lấy chồng ngoại  có sự “vênh” nhau như khác biệt về văn hóa phong tục hay ngôn ngữ. Vợ chồng chị thì sao?

Lan nghĩ vấn đề này sẽ không thể tránh khỏi ở bất kỳ một cặp vợ chồng khác quốc gia nào. Ngay cả Lan và chồng mình cũng vậy, nhiều lúc có một vài mâu thuẫn lớn nhỏ tuy nhiên điều quan trọng là, cả 2 cần biết nhường nhịn nhau, lắng nghe và chia sẻ để từ đó hiểu văn hóa của đối phương và bổ sung nhiều khiếm khuyết cho nhau. Mặc dù vậy, như đã nói, Lan có thời gian dài sống ở nước ngoài trong khi chồng Lan đã  sống tại Việt Nam khá lâu nên việc hiểu nhau cũng không phải là vấn đề khó khăn lắm.
Theo chị, trong tình yêu, sự chiều chuộng nhau như thế nào được xem là đủ?
Tôi nghĩ có rất nhiều quan niệm cho sự chiều chuộng đó, cách cơ bản mà mình biết đến đó là sự chiều chuộng về vật chất ví dụ  mua quà cho nhau hoặc  tặng cho nhau những chuyến đi dã ngoại hay đơn giản như nấu cơm cho nhau ăn…
Người ta nói, khi yêu, đàn ông cũng giống như đứa trẻ, chị có nghĩ thế không?
Tôi nghĩ cũng gần đúng! Như rất nhiều người đàn ông khác, chồng tôi rất thích chơi điện tử, tuy nhiên không phải chơi kiểu nghiện có thể ngồi 5, 6 tiếng đồng hồ mà chỉ là chơi để xả stress. Chồng Lan cũng gửi các bài báo cho mình đọc và hiểu được suy nghĩ của chồng như thế nào, trong đó nói nhiều người thành công nhất trên thế giới cũng chơi một vài  trò chơi điện tử để xả stress chứ không có lý do nào khác. Vì thế, trong nhà có rất nhiều các loại trò chơi điện tử và mỗi lần chuyển nhà cũng phải mang tất cả đi cùng. Nhiều khi Lan tự hỏi không hiểu tại sao cần có những thứ đó, tuy nhiên chồng có lý do và mình cũng dễ chấp nhận nếu lý do đó chính đáng.
Có rất nhiều người trước khi kết hôn thì rất yêu nhau, tuy nhiên khi cưới nhau rồi lại quay ra yêu... người khác, Lan nghĩ thế nào về vấn đề này?
Còn tùy thuộc vào vấn đề người kia chịu đựng được bao nhiêu, việc phản bội đó nhiều người có thể chấp nhận được và ngậm đắng nuốt cay tuy nhiên đối với tính cách của mình thì không chịu được điều đó. Việc trước sau không như một là điều không thể chấp nhận được, bởi khi mình yêu người này là yêu tất cả những thứ tốt và điều không tốt của họ, khi làm quen và chấp nhận để đi tới kết hôn, còn sau  kết hôn  cảm thấy họ là 1 người khác hẳn thì có nghĩa là lừa dối.
Bố mẹ của chị đều là các nhà ngoại giao nổi tiếng, chắc rằng, ngay từ khi còn nhỏ, chị đã được học hỏi nhiều từ truyền thống gia đình mình?
Có nhiều bài học từ bố mẹ mà Lan cảm thấy rất tuyệt. Bố mẹ Lan thường tâm sự rằng, trong nghề ngoại giao, hầu hết những hoạt động luôn nhằm vào việc bảo vệ màu cờ sắc áo của dân tộc, của đất nước, của nền văn hóa và cốt cách của Việt Nam, ở bất kỳ nơi đâu hay  trong bất cứ hoàn cảnh nào. Để làm được như thế, 1 nhà ngoại giao chuyên nghiệp luôn phải khiêm tốn học hỏi để có hiểu biết sâu rộng, biết hài hòa nhu cương, linh hoạt tiến thoái, bình tĩnh, nhanh nhạy sách lược... Điều làm Lan rất tự hào là đi đến đâu cũng thấy bố mẹ được nhiều người quý trọng, tin cậy, kể cả chính giới, quan chức chính quyền sở tại, cộng đồng ngoại giao và dân cư bản xứ...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét