Cha mẹ ly hôn là 1 cú sốc lớn đối với trẻ con. Cuộc sống của trẻ sẽ có rất nhiều thay đổi khi bố - mẹ mỗi người 1 nơi. Khi người lớn ứng xử khôn khéo, sự chia tách này sẽ diễn ra khá tốt đẹp, không ảnh hưởng nhiều tới tâm lý của trẻ. Tuy nhiên, đó sẽ là vết thương lòng khiến trẻ không bao giờ lành. Sau đây là một số hồi ức của con cái về ngày mà cha mẹ thông báo chuyện ly hôn.
1. “Tôi đã thấy những dấu hiệu tan vỡ của cha mẹ trước
khi họ chính thức thông báo việc ly hôn. Vì thế, khi bố mẹ gọi chị em tôi vào
trong phòng để nói chuyện, tôi đã đoán được họ sẽ nói chuyện gì. Lúc đó tôi mới
12, 13 tuổi. Họ nói với chúng tôi rằng, họ sẽ ly hôn tuy nhiên điều đó không có
nghĩa là tình yêu thương dành cho chị em tôi hết đi. Mà đơn giản chỉ là sự chia
tách giữa 2 bố mẹ mà thôi”, Hà Trang.
2. “Mẹ đón tôi ở trường rồi lái xe đi công viên. Lúc
đó tôi 17 tuổi. Khi tới công viên, mẹ kéo tôi ra rìa đường và hỏi “nếu mẹ yêu 1
người đàn ông khác mà không phải bố con, con sẽ nghĩ gì?”. Và tôi biết, người
đàn ông khác đó là Thắng. Tôi tôn trọng cách mẹ nói với tôi, nó cho thấy mẹ muốn
có 1 cuộc sống khác chứ không hề đổ lỗi cho bố tôi”, Vân Anh.
3. “Hồi tôi 13 tuổi, tôi nghe lỏm được những cuộc
cãi vã của cha mẹ tôi trong phòng riêng. Tôi nghe thấy mẹ hét lên “Được, anh gọi
luật sư đi, tôi không còn gì để nói với anh đâu”. Từ đó họ bắt đầu tranh cãi
chuyện ai đi ai sẽ ở khi thủ tục hoàn tất. Buổi tối đi dạo cùng nhau, cha đã
nói cho tôi là gia đình tôi sẽ có 1 sự thay đổi lớn trong thời gian sắp tới. Hiện
nay ông chưa thể nói gì tuy nhiên đến thời điểm thích hợp, họ sẽ nói để tôi hiểu”,
Hà Anh.
4. “Đó là vào buổi sáng Ngày Lễ phục sinh. Tôi không
nhớ rõ những gì đã xảy ra vì khi đó tôi mới 7 tuổi, chỉ nhớ là là chị em tôi hỏi
mẹ là sao mẹ không ngủ với cha mà lại ngủ cùng phòng với chị em tôi. Khi đó mẹ
đang nằm trên giường chúng tôi, còn bố thì đang đứng ở cửa. Ông không nói gì cả.
Có lẽ họ chưa chuẩn bị sẵn tâm lý để nói chuyện ly hôn với chúng tôi trong buổi
sáng hôm ấy nên họ lờ câu hỏi và đi ra ngoài. Tôi không coi đó là 1 vết thương
lòng. Vì ở tuổi đó tôi chỉ là 1 đứa trẻ hồn nhiên. Tôi thậm chí còn không nhận
ra việc ly hôn của cha mẹ ảnh hưởng đến mình như thế nào cho tới khi tôi lập và
đình”,.
5. “Tôi không nhớ rõ, ngày đó tôi mới 4 tuổi, chỉ nhớ
là không ai ngồi xuống nói với chúng tôi về chuyện đang xảy ra. Bố tôi xách va
ly đi khỏi nhà, rồi 1 ngày ông quay lại cho chúng tôi xem ngôi nhà mà chị em
tôi sẽ ở khi cùng khi đi với ông. Tôi nhớ cảm giác lúc đó hơi bối rối 1 chút tuy
nhiên rồi tự án ủi mình sẽ ổn cả thôi. 4 tuổi, nói chung là dễ dàng chấp nhận
theo cách như thế”,.
6. “Em gái mới là người nói cho tôi biết chứ không
phải là ba mẹ. Ngày ấy tôi 21 tuổi, vừa đáp chuyến bay tới Las Vegas. Khi đang
làm thủ tục nhận phòng khách sạn thì nhận được cuộc gọi của em gái nói là có
chuyện không ổn với cha mẹ. Tôi đã dành vài giờ để cố gắng xâu chuỗi những sự
việc với nhau. Tôi gọi cho cha thì ông nói không muốn làm hỏng chuyến đi của
tôi và em gái tôi không nên nói chuyện đó với tôi lúc này. Tôi đã gọi khoảng 10
cuộc điện thoại cho các thành viên khác trong gia đình, tất cả mọi người đều
cho rằng đó chỉ là một cuộc cãi vã rồi đâu sẽ vào đó. Không ai tin rằng cha mẹ
tôi sẽ ly hôn”, Kristen D.
7. “Mẹ ngồi cạnh 2 anh em tôi và nói rằng bà đã làm
tất cả những gì có thể tuy nhiên không giữ được bố. Với những cảnh tồi tệ diễn
ra trước đó, tôi không hề ngạc nhiên khi mẹ nói điều đó. Khi đó tôi mới chỉ 5
tuổi mặc dù thế nghĩ lại, tôi thấy bà đã xử lý tình huống tốt nhất có thể rồi”,.
8. “Cha mẹ chưa bao giờ ngồi nói chuyện trực tiếp với
chúng tôi về chuyện đổ vỡ của họ. Hoặc bởi vì nó quá đau đớn hoặc bởi họ nghĩ
chúng tôi còn quá trẻ chưa hiểu chuyện vào thời điểm đó. Khi đó tôi 8 tuổi,
đáng ra họ phải chuẩn bị tâm lý cho tôi trước khi chia tay. Tôi đã rất bối rối,
chỉ nghĩ rằng đó là một cuộc cãi vã bình thường rồi mọi thứ lại ổn. Tôi chỉ nhận
ra mọi thứ khi tôi phải chuyển nhà đột ngột. Giờ đã trưởng thành, tôi mới hiểu
cha mẹ đã khó khăn biết bao khi nói với tôi chuyện họ ly dị”
9. “Cha mẹ ly hôn khi tôi mới 3 tuổi vì thế tôi
không nhớ gì nhiều. Chỉ nhớ là tôi được chuyển đi chuyển lại sống giữa 2 ngôi
nhà của bố và mẹ. Họ chắc chắn rằng tôi có đủ mọi thứ ở cả 2 nơi. Họ chia tay tuy
nhiên vẫn hỏi han và quan tâm nhau như những người bạn. Họ không ở cùng nhau dù
vậy vẫn dành đủ tình yêu thương cho tôi”,
Đừng làm tổn thương trái tim và tâm hồn non nớt của
trẻ vì chuyện đổ vỡ của gia đình, tuy nhiên nếu không thể kéo dài thêm cuộc hôn
nhân đó thì bạn nên có một cách hợp lý để nói chuyện này mà không làm tổn
thương trẻ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét