Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Quyền lên tiếng của trẻ em tại Singapore khi cha mẹ ly hôn



Mô hình giải quyết các mối bất hòa trong gia đình giúp cha mẹ hiểu con mình đang có suy nghĩ gì và tránh được những sự đổ vỡ không đáng có.
Ở Singapore trước kia, trẻ em thường bị trở thành các nạn nhân “bất đắc dĩ” bởi sự rạn nứt gia đình và không được nói lên suy nghĩ của mình. Mặc dù vậy, giờ đây, mọi thứ đã khác hẳn, khi cha mẹ ly hôn, những  em nhỏ sẽ được tư vấn bởi một số toàn án công lý gia đình (FJC) để nói lên ý kiến, suy nghĩ của chính mình.

Những tư vấn viên được đào tạo sẽ làm việc với các em đó để tìm hiểu xem các em bị ảnh hưởng như thế nào vì chuyện ly hôn của cha mẹ. Sau đó, những lời nói này sẽ được đưa đến phụ huynh nhằm hỗ trợ  con cái đối phó tốt hơn với  những sự đổ vỡ. Các FJC hy vọng rằng với mô hình “giải quyết những sự bất hòa”  này trong gia đình cho trẻ nhỏ có thể giúp nhiều bậc cha mẹ lắng nghe và thấu hiểu con cái họ đang phải trải qua những chuyện gì, từ đó quan tâm và nuôi dạy con cái được tốt hơn.
Madam Sophia Ang, Giám đốc tư vấn và dịch vụ tâm lý, chia sẻ với The Straits Times là: “Chúng tôi thấy là cha mẹ không thực sự biết con cái của họ đang nghĩ gì. Một vài em có thể không muốn nói với cha mẹ của mình bởi các em không muốn cha mẹ buồn”. Theo bà Sophia, trẻ em dù có lãnh đạm thế nào đi chăng nữa thì vẫn sẽ bị tổn thương vì  những cuộc cãi vã, xung đột, mâu thuẫn của cha mẹ. Một vài em trở nên chán nản, trong khi một số trẻ khác trở nên giận dữ và ngang ngạnh hơn.
 Trong thời gian qua, mô hình thí điểm hòa giải này của FJC đã được thí điểm trên một nhóm gồm 20 gia đình, liên quan đến 35 trẻ em trong độ tuổi từ 7 tới 18 tuổi. Những kết quả từ mô hình thí điểm này đem lại những điều rất đáng khích lệ.
Hơn một nửa trong số những  cặp vợ chồng đã thống nhất được việc giải quyết về mọi vấn đề của trẻ em. Hơn nữa, họ cũng bớt xung đột hơn đồng thời quan tâm đến việc liệu những hành động của mình sẽ ảnh hưởng đến con cái như thế nào. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét