Anh Long nhất quyết giữ nguyên quan điểm cho rằng trang
sức cưới là tài sản chung của vợ chồng, khi phan chia tai san sau ly hon phải được chia đôi.
Cuối năm 2014, chị Hương nộp đơn ra TAND huyện Cần
Đước (Long An) xin ly hôn. Chị trình bày vợ chồng cưới nhau vào năm 2007, đến
tháng 8/2008 thì đăng ký kết hôn tại UBND xã Mỹ Lệ. Thời gian đầu hôn nhân đời
sống vợ chồng rất hạnh phúc. Vợ chồng có nếp có tẻ. Từ tháng 9/2012, cả 2 phát
sinh mâu thuẫn và 1 tháng trước khi chị nộp đơn ly hôn, 2 người đã sống ly
thân. Nếu được tòa xử cho ly hôn thì chị tiếp tục nuôi con gái út, còn con trai
đầu thì giao cho anh nuôi, 2 bên không cần cấp dưỡng.
Theo chị Hương, tài sản chung tổng cộng khoảng 58
triệu đồng, trong đó gồm có các tài sản nhỏ , đồ dung trong gia đình và đồ trang sức
vàng của con trai chia đều mỗi bên một nửa.
Anh Long, chồng chị, chia sẻ dù còn yêu tuy nhiên nếu chị muốn ly hôn thì
anh vẫn đồng ý. Về vấn đề con cái, anh nhất trí như phương án của vợ đưa ra. Về
phần tài sản, anh yêu cầu tòa phải chia luôn cả trang sức cưới bởi anh cho rằng
đây là tài sản chung của vợ chồng. Theo anh, trang sức cưới gồm 1 đôi bông tai 1
chỉ vàng 9999, 1 dây chuyền bốn chỉ vàng 9999, 1 lắc tay ba chỉ vàng 9999 và 2
nhẫn cưới một chỉ vàng 18K. Hiện số vàng này đang được chị Hương giữ. Bên cạnh
đó, anh đồng ý chia đôi vật nuôi và chiếc lộc bình gỗ, riêng cây kiểng thì anh
không đồng ý vì đó là tài sản của gia đình anh chứ không phải là tài sản chung
của hai vợ chồng.
Tại phiên xử mới đây, phía chị Hương không đồng ý việc
chồng đòi chia trang sức cưới vì chị cho
rằng đây là tài sản riêng của cô dâu. Chị cũng không đồng tính việc chồng nói
cây kiểng là tài sản chung của nhà chồng.
Tại tòa, luật sư của chị Hương cho rằng: “Theo phong
tục tập quán, 1 trong các thủ tục không thể thiếu trong việc cưới hỏi chính là
việc nhà trai tặng sính lễ cho cô dâu. Mặc dù không bắt buộc tuy nhiên nó gần như đã trở thành lệ trong bất cứ cuộc cưới
hỏi nào”.
Về phía chị Hương cho biết trong ngày đám cưới, gia
đình nhà trai đã mang lễ vật, trong đó có trang sức sang nhà chị và tuyên bố
trước mặt 2 họ nói là tặng cho cô dâu. Điều này chứng tỏ khi gia đình anh Long tặng
trang sức và đeo vào người chị Hương là đã chuyển giao quyền sở hữu đối với những
tài sản này và nó có hiệu lực pháp luật ngay thời điểm chuyển giao. Theo Điều
168 Bộ luật Dân sự, việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ
thời điểm động sản được chuyển giao.
Về mặt ý chí, gia đình anh Long tặng số trang sức
cho chị Hương tại thời điểm đó là trên tinh thần tự nguyện giữa hai bên mà không đòi hỏi bất kỳ điều kiện gì khi cho tặng
sính lễ. Do đó, số nữ trang sính lễ trên được xem là tài sản riêng của người vợ
chứ không phải là tài sản chung của hai vợ chồng. Theo khoản 1 Điều 43 Luật Hôn
nhân và Gia đình, tài sản riêng của vợ là thuộc sở hữu riêng của vợ.
Phía anh Long nhất quyết giữ nguyên quan điểm cho rằng
trang sức cưới là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn thì phải được chia
đôi.
TAND huyện Cần Đước xác định 2 bên thừa nhận về số trang
sức cưới và đó là tài sản chung nên chị Hương phải trả lại cho chồng 3,5 chỉ
vàng 9999 và 1/2 chỉ vàng 18K. bên cạnh đó, tòa ghi nhận sự thỏa thuận của hai
bên, giao cho anh Long sở hữu 100 con vịt xiêm, 80 con thỏ, 4 con gà và 9 lộc
bình gỗ, ngược lại anh phải hoàn trả cho chị Hương 7 triệu đồng.
Về cây kiểng, chị Hương thừa nhận trước khi cưới bên
chồng đã có một vài cây. Nhiều hộ liền kề đều xác nhận nguồn gốc cây kiểng là của
cha mẹ chồng quản lý, anh Long chỉ được
giao phụ chăm sóc. Cha mẹ chồng không tặng cây kiểng và anh Long, chị Hương sống
chung trong gia đình chồng nên không thể xem là tài sản riêng của vợ chồng, chính
vì vậy không chia.
Ngay sau khi tòa phán quyết, chị Hương kháng cáo yêu
cầu xem lại việc chia tài sản vì cho rằng không hợp lý, hợp tình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét