Thu tuc dang ky ket hon voi nguoi nuoc ngoài đã khó nay còn khó ly hôn với người nước ngoài, đây cũng là một trong các vấn đề được những đại biểu tập trung góp ý tại Hội thảo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự (lần sửa đổi) chiều 20-8.
Buổi hội thảo do Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội và Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam tổ chức.
Về vấn đề làm thủ tục ly hôn đơn phương hay thuận tình có yếu tố nước ngoài, luật hiện nay quy định khi ly hôn thì nguyên đơn người Việt Nam phải cung cấp được địa chỉ chính xác của bị đơn người nước ngoài và người liên quan. Việc cung cấp thông tin này là không dễ, gặp rất nhiều khó khăn, từ đó nhiều vụ án ly hôn ở TP.HCM và các tỉnh Tây Nam Bộ bị ách tắc, khiến quyền lợi chính đáng của người phụ nữ về tình trạng hôn nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Để gỡ vướng cho vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài thì ông Tống Anh Hào - phó chánh án TAND Tối cao cho biết dự thảo đã bổ sung khoản 6 Điều 462. Căn cứ vào đó, nếu người yêu cầu ly hôn không thể thực hiện việc cung cấp thông tin đúng họ, tên, địa chỉ của đương sự hay địa chỉ mới của người nước ngoài theo yêu cầu của toà án thì nguyên đơn yêu cầu tòa đăng thông báo thụ lý vụ án và những văn bản tố tụng trên báo hằng ngày của Trung ương trên ba số liên tiếp, phát sóng trên đài phát thanh hay đài truyền hình trung ương (kênh chuyên dành cho người nước ngoài) 3 lần trong 3 ngày liên tiếp; đồng thời đề nghị cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài nơi đương sự đang cư trú đăng thông báo trên cổng thông tin điện tử của cơ quan này. Trong trường hơp này, tòa không phải tống đạt lại văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài. Hết hạn 30 ngày làm việc thì tòa đưa ra xét xử vắng mặt.
Đại biểu Quốc hội Trịnh Thị Thanh Bình (Uỷ ban Tư pháp) đánh giá việc bổ sung này khiến tòa rất mừng vì chỉ được lối ra cho việc giải quyết những vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài phức tạp không có thông tin chính xác. Tuy vậy, bà Bình đề nghị quy định rõ ràng trường hợp đã có bản án mà việc tống đạt gặp khó thì giải quyết thế nào.
Bà Bình cũng dẫn chứng các trường hợp địa phương mình . Khi chưa thực hiện xong việc tống đạt bản án thì bản án chưa có hiệu lực, chính vì thế mà dương sự (phần nhiều là phụ nữ) không thể kết hôn nữa, ảnh hưởng đến hạnh phúc và cuộc sống của họ sau này.
Bà Bình đề xuất ghi nhận vào dự thảo bộ luật nội dung nếu đã có bản án ly hôn, tòa đã làm đầy đủ những thủ tục tống đạt theo quy định pháp luật như tống đạt trong việc ủy thác tư pháp thì bản án có hiệu lực. "Quy định vậy mới bảo đảm quyền lợi của phụ nữ trong việc mưu cầu hạnh phúc mới" - bà Bình nói.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét